Thủ tục sang tên sổ hồng
Thủ tục sang tên sổ hồng sẽ không dễ dàng đối với người không nắm rõ quy định của pháp luật. Do đó, để tránh rủi ro, bạn cần biết những quy trình cụ thể.
Thủ tục sang tên gồm những bước sau:
– Hai bên tiến hành đặt cọc. Tiền đặt cọc thông thường từ 5-10% giá trị hơp đồng. Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận một số tiền khác. Thậm chí hai bên có thể bỏ qua bước này, tiến hành ký công chứng ngay.
– Liên hệ văn phòng công chứng để làm hợp đồng mua bán, tặng cho nhà đất.
Hồ sơ bên bán:
+ Chứng minh nhân dân
+ Sổ hộ khẩu
+ Giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân
+ Sổ hồng
+ Tờ trước bạ
Hồ sơ bên mua
+ Chứng minh nhân dân
+ Sổ hộ khẩu
+ Giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân
– Liên hệ văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục và nhận phiếu hẹn;
– Theo phiếu hẹn liên hệ bộ phận một cửa của văn phòng đất đai để nhận thông báo và đi nộp thuế;
– Sau khi nộp thuế xong thì quay lại bộ phận một cửa nộp biên lai thuế và nhận lại sổ hồng đã sang tên.
Thực tế việc sang nhượng thường phát sinh nhiều tranh chấp. Bởi lẽ các bên không thống nhất được với nhau những nội dung liên quan. Đồng thời lại không chịu bàn bạc, thương lượng khi xảy ra tranh chấp. Kéo theo đó là thời gian mua bán kéo dài, kiện tụng, thậm chí còn bị hủy giao dịch.
Bán lại nhà ở xã hội theo giá thị trường
Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ –CP có quy định: Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua. Vậy khi có nhu cầu chuyển nhượng thì có được áp dụng giá thị trường để bán nhà ở xã hội hay không? Vấn đề này được pháp luật quy định cụ thể như sau.
- Đối với trường hợp đã đủ 5 năm kể từ thời điểm thanh toán hết tiền mua nhà.
Sau 5 năm
Sau 5 năm kể từ thời điểm trả hết tiền, đối tượng mua nhà ở xã hội được cấp sổ. Khi đó người mua hoàn toàn có thể chuyển nhượng hợp đồng mua bán theo cơ chế thị trường. Hai bên tự thương lượng, thỏa thuận về giá cả.
Như vậy, pháp luật chỉ hạn chế việc chuyển nhượng nhà ở xã hội nếu chưa đủ 5 năm. Còn sau 5 năm người mua được tự do chuyển nhượng. Tuy nhiên phải nộp lại tiền sử dụng đất. Căn cứ xác định tiền sử dụng đất được hướng dẫn tại Chương 3 Thông tư 139/2016/TT-BTC.
- Đối với trường hợp nhà ở xã hội chưa đủ 05 năm.
Chưa đủ 5 năm
Trường hợp chưa đủ 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước (trong trường hợp thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư) hoặc bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách) hoặc bán lại cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ quy định trên thì việc áp dụng giá thị trường trong hợp đồng mua bán nhà ở xã hội chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ thời điểm người mua thanh toán hết tiền. Mặc dù Luật đã có quy định rất cụ thể song nhiều người vẫn cố tình chuyển nhượng nhà ở xã hội mà chưa đủ điều kiện dưới các hình thức như hợp đồng đặt cọc mua bán nhà ở, hợp đồng hứa mua hứa bán. Do đó người mua sau nên kiểm tra tính chất pháp lý khi lựa chọn mua nhà ở xã hội.
Mua bán nhà ở xã hội
Bạn có thể tham khảo các bài viết khác về nhà ở xã hội theo chủ đề: Đối tượng mua nhà ở xã hội. Mua nhà ở xã hội lập vi bằng. Lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội tại ngân hàng chính sách năm 2018.
Công ty Luật T&Q chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách khi có nhu cầu.
Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tư vấn: 1900.599.818
Liên hệ dịch vụ
http://luatsu1088.com/mua-ban-nha-dat-nam-2020/